VÌ SAO NÊN ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN

    VÌ SAO NÊN ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN?

    --------------------------------------------------------------------

    Tổng quát về hiện trạng kỹ thuật xử lý CTRSH mà Việt Nam đã áp dụng:
     

    1. Nhiều quốc gia trên thế giới đã loại bỏ các lò đốt rác tại chỗ, bởi vì chúng vẫn tạo ra Co2 (carbon dioxide) gây tái ô nhiễm không khí và phát thải ngược lại môi trường. 

    Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, công nghệ lò đốt rác thải cỡ nhỏ hiện đã lỗi thời. Tại nhiều nước châu Âu cũng như một số nước châu Á, công nghệ này không được khuyến khích hoặc đã bị cấm sử dụng. Trên thế giới cũng đã có nhiều bài học về ô nhiễm chất dioxin do sử dụng tràn lan lò đốt rác thải, điển hình là thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Việc Nhật Bản lắp đặt và sử dụng gần 2.000 lò đốt rác thải, chưa kể lò đốt rác công nghiệp cỡ nhỏ, đã phát thải ra môi trường gần 40% lượng dioxin trên toàn thế giới. Đến nay, Nhật Bản vẫn đang phải tìm biện pháp giải quyết những hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường từ việc đầu tư tràn lan các lò đốt rác thải trên. Đốt rác hiện nay là quá trình chủ yếu phát thải ra Dioxin và Furan, chất cực độc cho con người và môi trường. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) năm 2003 đã khuyến nghị với các nước châu Á về 10 nhóm nguồn phát thải và định lượng Dioxin để kiểm kê lượng Dioxin phát thải ra môi trường. Năm 1998, EPA đã xác định có 5 nguồn phát thải chủ yếu là: Đốt rác thải thành phố - Đốt rác thải y tế - Sản xuất xi măng - Tái chế nhôm và Đốt cháy sinh học khác. Dioxin được hình thành trong quá trình đốt cháy, hình thành theo các cơ chế sự phá hủy không hoàn toàn của vật liệu được đốt nhưng trong vật liệu này đã có sẵn Dioxin và Furan. Nguyên nhân chính là do quá trình đốt không hiệu quả, công nghệ đốt và các hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong quá trình vận hành lò đốt kém 

    (https://www.moitruongvadothi.vn/moi-truong/nhan-dinh-phan-tich/hiem-hoa-ung-thu-di-tat-tu-xu-ly-rac-bang-cong-nghe-dot-lac-hau-a20412.html)


     

    2. Tiến bộ hơn, là dây chuyền công nghệ đốt rác khép kín có hệ thống phân loại chất thải. 
    Tuy nhiên, có thể phân loại 1 tấn rác thải nhựa từ hỗn hợp CTRSH nhưng không thể bóc tách chất nhiễm bẩn hay hóa chất độc hại mà rác nhựa đã khắn từ bãi tập kết. Như vậy, dây chuyền phân loại chất thải chỉ dừng lại ở việc "lựa" rác lại vô tác dụng và làm tăng nguy cơ sát thương và nhiễm bệnh từ kim tiêm - rác kim loại sắt nhọn cho lao động.


    3. Chôn lấp, phương pháp đem rác đi chôn và lấp sau khi phân loại rác thải từ hỗn hợp chất thải được minh chứng là cách xử lý rác thải tồi tệ nhất xét về phương diện tài nguyên là chiếm dụng đất công, và xét về công thức tự phân hủy thì Pin, nhựa và các loại rác rắn tạp khác không thể phân hủy và sẽ nằm trong bãi chôn lấp nhiều thế kỷ. Pin và Nhựa phải mất khoảng 100 năm để tự phân hủy.
    Các sinh vật tự phân hủy nhanh hơn sẽ thải ra khí mêtan, chưa kể đến rác lõng là nước thải độc hại từ hóa chất và thuốc y tế - nước rỉ rác - làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Theo thống kê thì hơn 600 bãi chôn lấp đều không đạt quy chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường về nền lót bãi chôn lấp. 

    Theo đó, những cách xử lý rác thải nêu trên đều chưa triệt tiêu rác thải, chưa xử lý ô nhiễm môi trường và được quy định là công nghệ lạc hậu.